-->
01 PHÒNG KINH DOANH
02 KẾ TOÁN
03 HỖ TRỢ KĨ THUẬT, BẢO HÀNH
04 ĐƯỜNG DÂY NÓNG PHẢN ÁNH DỊCH VỤ
Thông tin chi tiết Card màn hình | |
Hãng sản xuất | Gigabyte |
Model | GeForce GTX 1060 G1 Gaming |
GPU | GTX 1060 |
RAM | 3GB GDDR5X 192bit |
Engine Clock | Boost: 1847 MHz/ Base: 1620 MHz in OC Mode |
Mem clock | 8008 MHz |
Cuda core | 1920 Units |
Cổng giao tiếp | DVI; HDMI; DisplayPort x 3 |
DriectX/OpenGL | 12 / 4.5 |
Chuẩn giao tiếp | PCI Express 3.0 x16 |
Nguồn phụ | 8-pin |
Công suất nguồn yêu cầu | 400W |
Điểm nhấn |
Khi nói về thiết kế, series G1 của GIGABYTE được biết đến với sự đơn giản nhưng lịch lãm trong thiết kế. Và phiên bản lần này cũng không phải là ngoại lệ với mặt nạ sử dụng tông màu đen làm chủ đạo với các chi tiết in chìm nổi khá sang chảnh (nhưng phải nhìn kỹ mới thấy). Ngoài ra cũng giống như phiên bản G1 GAMING của 1080/1070, hãng thiết kế 4 chi tiết màu cam nổi bật, khá giống hình tia chớp. Ở những dòng cao cấp xài tản WindForce 3X, 4 "tia chớp" này xếp thành hình chữ X, khá giống biển tượng của XTREME Series. Còn ở WindForce 2 X, vị trí của nó làm chúng ta có cảm tưởng như 2 cánh quạt đang xé gió vậy.
Là dòng card tầm trung, do đó GIGABYTE chỉ trang bị cho GTX 1060 G1 GAMING hệ thống tản nhiệt WindForce 2X với 2 cánh quạt. Có lẽ do đã quá quen với kiển thiết kế WindForce 3X ở các dòng cao cấp, cá nhân mình thấy nó hơi bị mất cân đối một tí. Tuy nhiên cũng cần phải nhắc lại rằng đây là dòng card tầm trung, bởi vậy cũng không đòi hỏi hệ thống tản nhiệt khủng như những phiên bản cao cấp. Tản khủng thì dĩ nhiên ai cũng khoái, nhưng nếu bớt hoành (mà hiệu năng vẫn đủ dùng) mà giá mềm xuống thì cũng không ảnh hưởng đến hoà bình thiên hạ. Có chăng là giúp bạn dễ thở hơn khi sắm mà thôi. Cánh quạt thiết kế theo dạng đặc trưng của WindForce, lá quạt uốn cong với các vân giúp tăng lượng gió và giảm độ ồn.
Nhìn từ bên hông, chúng ta có thể nhận thấy là tuy vẫn chiếm 2 slot nhưng khối tản nhiệt của GIGABYTE GTX 1060 G1 GAMING mỏng hơn kha khá so với phiên bản GTX 1070/1080. Nó cũng chỉ sử dụng 2 ống đồng dẫn nhiệt, thay vì 3 so với bản WindForce 3X. Dĩ nhiên, hiệu năng tổng thể sẽ không tốt bằng nhưng về cơ bản chúng ta cũng không cần. Trong quá trình hoạt động, hệ thống tản nhiệt của GTX 1060 G1 hoạt động rất tốt.
GTX 1060 G1 GAMING cũng được trang bị ốp lưng. Nếu mình nhớ không nhầm thì năm ngoái trừ dòng XTREME, không có dòng card tầm trung nào của GIGABYTE có ốp lưng cả. Năm nay thì ngay cả G1 cũng có, nói chung là giúp cho card trở nên ngầu hơn, bảo vệ được các linh kiện phía sau bo mạch. Ngoài ra thì ốp cũng sẽ cho phép giữa card thẳng, tránh bị cong bo mạch cho tản quá nặng.
Xu hướng đèn RGB tiếp tục tái xuất ở dòng card tầm trung với logo GIGABYTE và đèn FAN STOP. Cả 2 đều là đèn LED RGB, tức là bạn có thể thoải mái dùng phần mềm XTREME của GIGABYTE để điều chỉnh màu sắc cũng như cách phát sáng theo ý mình. Dòng card này khi nhiệt độ không quá 50 thì quạt sẽ không quay để giảm độ ồn và tăng tuổi thọ của quạt. Khi đó thì đèn FAN STOP sẽ sáng để báo hiệu cho bạn biết.
Ở phiên bản custom này, GIGABYTE trang bị cho dòng card của mình 1 cổng cấp nguồn 8 pin thay vì 6 pin như phiên bản tiêu chuẩn. Như vậy trên lý thuyết chiếc card này có thể rút đến 225W điện năng so với 150W của bản Founders Edition, giúp nó có khả năng ép xung tốt hơn. Riêng chiếc mà mình thử nghiệm trong bài viết này, xung nhịp của nó có thể lên gần 2000 MHz (hơn 300 MHz so với mặc định) mà chỉ sử dụng khoảng 70% định mức điện năng (bạn vẫn có thể tăng lên nếu muốn).
Card Màn Hình GIGABYTE RTX 4060 WINDFORCE OC 8GD
VGA GIGABYTE GeForce RTX 3050 WINDFORCE 6GB OC (GV-N3050WF2OC-6GD)
Card màn hình Gigabyte GeForce RTX 4070 Gaming OC 12GB
VGA Gigabyte GeForce RTX 4060 EAGLE OC 8GB
Card màn hình Gigabyte GeForce RTX 4090 Gaming OC 24GB
Card màn hình Gigabyte GeForce RTX 4060 ti Gaming OC 8GB
Card màn hình Gigabyte RTX 3050 OC 8GB (N3050EAGLE OC-8GD)
Card màn hình Gigabyte GTX 1660 Super Gaming OC D6 6GB (GV-N166SD6-6GD)
© 2021 Hoàng Tuấn Technology. All rights reserved